Tiểu sử Lavrentiy_Pavlovich_Beriya

Lavrenty Beria sinh năm 1899 tại Merkheuli gần Sukhumi, ở Abkhazia, là con của một gia đình nông dân nghèo. Ông theo học trường kỹ thuật ở Baku, gia nhập Bolshevik vào năm 1917 và hoạt động tại Gruzia trong thời gian Cách mạng Tháng Mười. Năm 1921 Beria gia nhập ChekaBaku, Azerbaijan dưới sự lãnh đạo của ông Felix Dzerzhinsky. Cheka là cơ quan có nhiệm vụ thanh trừng các thành phần chống lại chính quyền Liên Xô. Sau đó Beria được chuyển tới làm việc cho Cheka ở Gruzia.

Những người Gruzia trong Cuộc nổi dậy tháng Tám chống chính quyền Xô viết năm 1924

Năm 1922, Beria trở thành người giữ cương vị thứ hai trong Văn phòng phối hợp chính trị Nhà nước Gruzia (OGPU), tên mới của Cheka. Trong thời kỳ này, Beria đã hết sức nỗ lực trong việc dập tắt các phong trào Dân tộc Chủ nghĩa nổi dậy chống chính quyền Liên Xô tại Tbilisi năm 1924.

Năm 1926, với sự ủng hộ của Stalin, Beria được cử làm Chủ tịch của OPGU và sau đó, năm 1931 trở thành Tổng bí thư đảng Bolshevik tại Gruzia còn và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1934.

Năm 1938, ông được Joseph Stalin chuyển đến Moskva làm trợ tá cho Nikolai Yezhov lúc này là chủ tịch NKVD Liên Xô. Không lâu sau đó Yezhov bị bắt giữ do đã cùng với Nikolai Bukharin, Alexei Rykov, Nikolai Krestinsky, Christian RakovskyLev Davidovich Trotsky bị kết án âm mưu đảo chính, do đó mà Beria được lên thay thế ông Nikolai Yezhov giữ chức chủ tịch NKVD.

Phù hiệu của Bộ Dân ủy Nội vụ NKVD

Vào ngày 5 tháng 3 năm 1940, sau hội nghị Gestapo–NKVD thứ 3 được tổ chức ở Zakopane, Beria gởi một lá thư cho Stalin, trong đó ông cho biết tù nhân chiến tranh Ba Lan mà bị giữ tại các trại cũng như nhà tù ở Tây Belarus và Ukraina là kẻ thù của Liên Xô, và đề nghị xử bắn họ. Hầu hết những người này là sĩ quan quân đội, nhưng cũng có những nhà trí thức, bác sĩ, và linh mục cùng những người khác, tổng cộng lên tới trên 22.000. Với sự đồng ý của Stalin, NKVD của Beria đã tiến hành xử bắn họ.

Beria năm1945

Sau khi Lev Trotsky bị Ramon Mercader ám sát tại Mexico City ngày 20/8/1940 theo lệnh Stalin, tất cả các nhân vật lãnh đạo có ảnh hưởng đến cuộc Cách mạng Nga đều bị chết ngoại trừ lãnh tụ tối cao Joseph Stalin. 15 thành viên của chính quyền Bolshevik đầu tiên thì hết 10 người đã bị xử tử và 4 người đã chết không giải thích được.

Beria là lãnh đạo cầm quyền lâu nhất và có ảnh hưởng nhất của lực lượng cảnh sát mật và tình báo thời Stalin, đã có được ảnh hưởng lớn nhất trong và sau thời Thế chiến II. Ông đồng thời quản lý những lĩnh vực to lớn của nhà nước Xô viết và trên thực tế là Nguyên soái Liên Xô chỉ huy các đơn vị mặt trận của NKVD chịu trách nhiệm các chiến dịch chống du kích tại Mặt trận phía Đông trong Thế chiến II, cũng như là đội quân ngăn chặn và bắt giữ hàng nghìn "kẻ phản bội, bỏ trốn, nhát gan và bị nghi ngờ giả ốm để đào ngũ". Beria quản lý việc mở rộng các trại lao động Gulag và chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát các định chế bảo vệ an ninh mật được gọi là sharashka, rất quan trọng trong chiến tranh. Ông cũng đóng vai trò quyết định trong việc phối hợp du kích quân Liên Xô, phát triển một mạng lưới tình báo và phá hoại hiệu quả phía sau các chiến tuyến của Đức. Ông đã tham gia Hội nghị Yalta cùng Stalin, và được Stalin giới thiệu với Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt là "Himmler của chúng tôi".[3]

Sau chiến tranh, ông tổ chức một cuộc tiếp quản cộng sản với các nước TrungĐông Âu. Tính cách sắt đá không thỏa hiệp của Beria khi thi hành trách nhiệm và khả năng của ông được chứng minh khi ông giám sát thành công dự án bom nguyên tử của Liên Xô. Stalin dành cho chương trình này sự ưu tiên tuyệt đối và nó đã được hoàn thành trong chưa tới 5 năm với một phần công lao không nhỏ của chương trình gián điệp chống phương Tây của Liên Xô được tổ chức NKVD của Beria thực hiện.

Beria được thăng chức Phó thủ tướng thứ nhất, khi ông thực hiện một chiến dịch tự do hóa ngắn. Trong một thời gian ông đã tham gia lãnh đạo "troika" cùng Georgy MalenkovVyacheslav Molotov. Sự tự tin thái quá của Beria vào vị trí của mình sau khi Stalin chết khiến ông đã phán đoán sai những tình cảm của những đồng minh, nhiều người trong số đó vẫn có họ hàng nằm trong nhà tù của Beria. Ngoài ra, những đề xuất của ông để tự do cho Đông Đức và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ đã khiến các thành viên khác trong Bộ chính trị cảnh giác, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Đông Đức năm 1953 và chỉ bị dẹp yên sau khi quân đội Liên Xô tiến vào.

Theo lệnh từ cấp trên, Beria cũng tiến hành thanh lọc lực lượng quân đội. 3 trong 5 nguyên soái Liên Xô và 14 trong 16 chỉ huy Hồng quân bị xử bắn sau khi bị kết án gián điệp hoặc âm mưu đảo chính. Nhờ các thành tích đó mà sự nghiệp chính trị của Beria thăng tiến nhanh và tới tháng 2/1941, ông được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng Chính phủ và tới năm 1946 là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Theo Markus Wolf, Giám đốc Phản gián của Đông Đức thì trong thời Stalin, Beria, giám đốc KGB và phụ tá Viktor Abakumov có thẩm quyền để điều tra bất cứ ai theo lệnh của Stalin.[4]